Tiêu chuẩn vẻ đẹp Âu tâm luận

Phân biệt chủng tộc giả khoa học đôi khi được gọi là sinh lý học chủng tộc là lòng tin rằng có các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho sự phân biệt chủng tộc, để kết luận rằng có các chủng tộc thấp kém và chủng tộc siêu việt. Phân biệt chủng tộc giả khoa học cũng viện tới nhân chủng học (đáng kể nhất là nhân chủng học hình thể), nhân trắc học (khoa học về phép đo đạc cơ thể người-Anthropometry), dân tộc học, tiến hóa học và một số ngành khoa học khác, để đưa ra các phân loại nhân chủng chia con người thành những loại riêng rẽ hoặc ưu việt hơn, hoặc thấp kém hơn. Thứ giả khoa học này đã rất phổ biến trong giai đoạn từ những năm 1600 cho tới khi Thế chiến II bắt đầu. Nhưng trong nửa sau thế kỷ 20, lòng tin đó đã bị bác bỏ dứt khoát là lỗi thời và không có cơ sở khoa học. Lòng tin về sự hơn kém giữa các chủng tộc đó được hỗ trợ bằng một thứ giả khoa học (pseudoscience) đã bị bác bỏ từ lâu[2].

Do ảnh hưởng chủ nghĩa thực dân, chuẩn mực vẻ đẹp lý tưởng của Châu Âu đã có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến nền văn hóa của các quốc gia không thuộc phương Tây. Ảnh hưởng đến chuẩn mực sắc đẹp trên toàn cầu thay đổi tùy theo khu vực, trong đó lý tưởng lấy châu Âu làm trung tâm có tác động tương đối mạnh ở Nam Á nhưng ít hoặc không có tác động ở Đông Á[22]. Tuy vậy, tiêu chuẩn sắc đẹp châu Âu cũng đang giảm bớt ở Hoa Kỳ, đặc biệt là với sự thành công của các người mẫu nữ châu Á, điều này có thể báo hiệu sự thoái trào trong vai trò bá chủ của tiêu chuẩn sắc đẹp lý tưởng của người Mỹ da trắng[23]. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn về vẻ đẹp Châu Âu lý tưởng đã bị công khai chối bỏ vì phụ nữ địa phương coi tiêu chuẩn về vẻ đẹp của phụ nữ phương Tây (mấy bà Đầm) là thừa cân, to xác, nảy nở, phốp pháp là không duyên dáng, yểu điệu[24].

Đông Á, tác động của Âu tâm luận trong các quảng cáo làm đẹp là không đáng kể, thậm chí còn có xu hướng các quảng cáo địa phương cho các sản phẩm dành cho phụ nữ còn người mẫu châu Âu được thuê thực hiện cho khoảng một nửa số quảng cáo cho các thương hiệu châu Âu như Estee LauderL'Oreal, trong khi các thương hiệu mỹ phẩm địa phương của Nhật Bản có xu hướng chỉ sử dụng người mẫu nữ Đông Á[25]. Việc sử dụng người mẫu nữ châu Âu thực sự đã giảm ở Nhật Bản và một số công ty chăm sóc da của Nhật Bản đã ngừng hoàn toàn việc sử dụng người mẫu nữ phương Tây, trong khi những công ty khác thậm chí còn quan niệm phụ nữ da trắng rõ ràng là thua kém so với phụ nữ châu Á[26]. Người Nhật có niềm tin rằng làn da của phụ nữ Nhật nuột nà nõn nường hơn phụ nữ da trắng[27] và việc người mẫu nữ châu Âu xuất hiện trong các quảng cáo địa phương không phản ánh bất kỳ địa vị đặc biệt nào của phụ nữ da trắngNhật Bản[28].

Làm sáng da đã trở thành một thói quen phổ biến ở một số quốc gia. Một nghiên cứu cho thấy, ở Tanzania thì động cơ sử dụng các sản phẩm làm sáng da là để trông "giống Âu" hơn[29] hay chứng cuồng da trắng ở Ấn Độ[30]. Tuy nhiên, ở Đông Á thì tục lệ này đã bắt đầu từ rất lâu trước khi tiếp xúc với người châu Âu đó là quan niệm làn da rám nắng có liên quan đến công việc của tầng lớp thấp hơn và do đó thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trong khi có làn da lợt nhợt nhạt biểu thị thuộc về tầng lớp thượng lưu ("nắng không tới mặt, mưa không tới đầu", "trắng da dài tóc")[31][32]. Phẫu thuật thẩm mỹ rất phổ biến ở Hàn Quốc được mệnh danh là "thủ đô phẫu thuật thẩm mỹ của thế giới"[33][34] tại đây, tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc không bắt nguồn từ tiêu chuẩn sắc đẹp phương Tây[33] mà thay vào đó chủ yếu là do các yếu tố khác, chẳng hạn như sự không hài lòng nói chung về ngoại hình và cơ hội tốt hơn trên thị trường việc làm[35][36]. Theo Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Quốc tế, Hàn Quốc có tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ bình quân đầu người cao nhất năm 2014[37] và các thủ thuật được yêu cầu nhiều nhất là phẫu thuật tạo hình mí mắtnâng mũi[38], một thủ thuật khác được thực hiện ở Hàn Quốc là phẫu thuật cắt bỏ cơ dưới lưỡi nối với đáy miệng mà cha mẹ cho con phẫu thuật để phát âm tiếng Anh tốt hơn[39].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Âu tâm luận https://nhandan.vn/danh-gia-khach-quan-vai-tro-cua... https://cuoituan.tuoitre.vn/su-hen-kem-cua-giong-n... https://hcmussh.edu.vn/news/item/15416 https://vnexpress.net/phe-binh-van-hoc-la-gi-4-5-1... http://bantuyengiao.laocai.org.vn/tin-tuc-hoat-don... https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Luc-luon... https://cand.com.vn/So-tay/Truong-quoc-te-Nghich-l... https://www.historians.org/publications-and-direct... https://doi.org/10.1111%2Fj.0066-4812.2005.00544.x https://doi.org/10.1007%2F978-1-137-05592-7_9